Top 5 cách điều trị bệnh rung nhĩ, rối loạn nhịp tim

Rung nhĩ là tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh phổ biến, thường gặp nhất

Rối loạn nhịp tim: Làm sao phân biệt với cơn hoảng loạn?

Những bài thể dục tốt nhất cho người bệnh rung nhĩ

Nhịp tim nhanh: Ăn gì để giảm?

Tim đập nhanh do lựa chọn thực phẩm không đúng cách

Dùng thuốc chống đông máu để làm giảm nguy cơ đột quỵ

Người bị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ. Chính vì vậy, sử dụng thuốc chống đông máu sẽ giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông ở tâm nhĩ trái - nguyên nhân chính gây đột quỵ. Các loại thuốc làm loãng máu thường dùng là Aspirin, Warfarin hoặc Rivaraoxaban.

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ cao mà không thể sử dụng thuốc chống đông máu, các bác sỹ có thể tư vấn phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn. Với phương pháp này, một thiết bị sẽ được sử dụng để bít tiểu nhĩ trái, nơi thường xuất hiện cục máu đông.

Dùng thuốc chống rối loạn nhịp tim

Người bệnh rung nhĩ sẽ cần dùng thuốc chống rối loạn nhịp tim

Ngoài thuốc chống đông máu, người bệnh rung nhĩ có thể dùng thuốc chống rối loạn nhịp tim để điều trị bệnh lâu dài. Các loại thuốc này giúp ức chế các tín hiệu điện quá nhanh trong tim, từ đó giúp bạn ổn định nhịp tim. Tuy nhiên, sử dụng thuốc hàng ngày có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn.

Triệt đốt rối loạn nhịp tim

Đây là một biện pháp không xâm lấn, sử dụng điện để điều trị cho người bệnh rung nhĩ, rối loạn nhịp tim. Các bác sỹ sẽ triệt đốt rối loạn nhịp tim bằng cách sử dụng điện để phá hủy một lượng mô nhỏ trong tim, giúp tạo thành sẹo để ngăn chặn các tín hiệu điện bất thường gây rung nhĩ.

Triệt đốt rối loạn nhịp giúp ổn định lại nhịp tim bình thường

Sau khi điều trị, gần 70 - 80% người bệnh rung nhĩ cho biết, họ không còn gặp các triệu chứng ho phù, khó thở, hồi hộp nữa.

Phẫu thuật Maze

Phương pháp Maze được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1987 nhờ bác sỹ James Cox. Phương pháp này cho kết quả điều trị khá khả quan: Giúp làm tăng 20% tỷ lệ sống sau 10 năm điều trị. Ngoài ra, tỷ lệ hồi phục sau 1 năm thực hiện phẫu thuật Maze là hơn 90%.

Phương pháp Maze sử dụng sóng cao tần để tạo những đường rạch trong tim, tạo thành một "mê cung" mô sẹo. Các mô sẹo này đóng vai trò là rào cản, làm gián đoạn các xung điện gây ra rung nhĩ, từ đó khôi phục lại nhịp tim bình thường cho bệnh nhân.

Sau khi trải qua phẫu thuật Maze, phần lớn bệnh nhân sẽ không cần dùng thuốc làm loãng máu hay thuốc chống rối loạn nhịp tim nữa.

Thay đổi lối sống

Ngoài dùng thuốc hoặc phẫu thuật, bạn cũng có thể thay đổi tình trạng sức khỏe của mình bằng cách: Hoạt động thể chất thường xuyên hơn; Có chế độ ăn uống tốt cho tim mạch (hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol); Kiểm soát huyết áp; Tránh uống nhiều rượu bia, caffeine; Không hút thuốc lá và duy trì cân nặng ổn định.

Bệnh rung nhĩ thường liên quan đến tình trạng béo phì, vì vậy kiểm soát cân nặng rất quan trọng. Giảm 10kg cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị rung nhĩ.

Vi Bùi H+ (Theo Fox2now)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng trống ngực, hồi hộp, khó thở... ở người bị rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, rối loạn thần kinh tim, ngoại tâm thu...

Rối loạn nhịp tim: Làm sao phân biệt với cơn hoảng loạn? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch